post

Một số người Việt cho rằng có thể mượn bản thiết kế nhà của người thân hoặc bạn bè để áp dụng cho thi công xây nhà mình.

“Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà” là ba vấn đề cực kỳ quan trọng mà ông bà đi trước ở Việt Nam thường nhắn nhủ con cháu. Cho tới nay việc làm nhà vẫn là việc hệ trọng vì tiền bạc và công sức bỏ ra rất nhiều mà ít ai thay đổi nhiều trong đời.

thiet-ke-di-muon-gay-hau-qua-khon-luong Thiết kế đi mượn gây hậu quả khôn lường

Khi xây dựng nhà, rất nhiều người thường chỉ quan tâm tới số lượng tầng, phòng hoặc màu sắc… Tuy vậy họ thường không coi trọng vấn đề mỗi khu đất có đặc điểm riêng về hướng nắng, gió hoặc tình trạng thực tế của đất nền…

Những hậu quả khi gia chủ tự sưu tầm bản vẽ thiết kế rồi tự áp dụng vào xây dựng:

Không chuẩn kết cấu gây ra lãng phí và đổ sập

Khá nhiều mặt bằng có nền đất chắc chắn lại áp dụng bản vẽ trên nền đất yếu nên đã vô tình lãng phí không ít tiền dồn vào vật liệu và đóng cọc mà thực ra không cần thiết. Ngược lại, với những khu đất trước kia là ao hồ nếu không cải tạo chắc chắn có thể gây sập lún nhà.

Tính sai hướng nắng gió khiến ngôi nhà nóng bức

Trước khi xây nhà, anh Toàn ở quận 2 đã tham khảo rất nhiều thiết kế trên mạng để tìm kiếm cho mình những mẫu nhà hợp ý. Khi đã chọn được bản vẽ ưng ý, vợ chồng anh thuê thợ xây theo bản vẽ trên nền mặt bằng có sẵn mà không chi phí cho thiết kế.

Khi hoàn thành gia đình chuyển vào ở thì phải đối mặt với hậu quả của việc copy nguyên bản mà chưa tính tới hướng nắng và hướng gió. Mặc dù lúc nào cũng mở cửa sổ nhưng nhà không có gió vào và buổi chiều hưởng trọn ánh nắng gay gắt chiếu vào phòng ngủ. Chiếc máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời của anh chị mới sắm chỉ phát huy tác dụng vào buổi sáng và không thể sử dụng được vào buổi chiều.

Anh Toàn nhờ một người bạn trong công ty sửa nhà xem lại và phát hiện mình làm sát bản copy nên mở ngược hướng gió mà chọn hướng nóng. Dàn máy nước nóng lại thiết kế quay về hướng đông nên không thể đảm bảo hết hiệu suất.

Phải thiết kế lắp đặt lại toàn bộ hệ thống điện

Anh Nam ở Tây Ninh đã xin nguyên bản vẽ kỹ thuật của một người bạn đã thi công xây dựng trước đó. Dù vậy, nhà anh lại có lượng thiết bị điện gần gấp đôi so với nhà người bạn (máy lạnh, bình nóng lạnh, bếp…). Khi nhà sử dụng hết các thiết bị đã gây ra quá tải, một vài dây dẫn điện bị nóng chảy và hư hỏng. Bởi vậy, anh Nam phải thiết kế hệ thống dây dẫn mới nhưng lại không đi âm tường được do nhà đã xây xong hoàn toàn.

Theo phong thủy thiếu cơ sở khoa học

Trong thiết kế nhà, KTS đã dự tính sao cho các luồng giao thông hợp lý với công năng tối ưu. Những yếu tố thiên nhiên được khai thác tối đa đảm bảo nhà thông gió và thu được nhiều ánh sáng, tránh được nhiều yếu tố bất lợi tác động đến ngôi nhà. Do vậy, tất cả những thay đổi không đồng bộ thường kéo theo sự mâu thuẫn. Nhiều người Việt khi thiết kế – sửa chữa nhà chỉ quan tâm đến hướng bếp, cửa chính … Khi áp dụng bản vẽ copy, hầu hết chủ nhà tự ý chỉnh sửa theo ý mình. Cách bố trí và phân bổ mới nhiều khi kém hợp lý, gây đảo lộn và khó khăn cho công việc sinh hoạt hàng ngày.

thiet-ke-di-muon-gay-hau-qua-khon-luong Thiết kế đi mượn gây hậu quả khôn lường

thiet-ke-di-muon-gay-hau-qua-khon-luong Thiết kế đi mượn gây hậu quả khôn lườngthiet-ke-di-muon-gay-hau-qua-khon-luong Thiết kế đi mượn gây hậu quả khôn lườngthiet-ke-di-muon-gay-hau-qua-khon-luong Thiết kế đi mượn gây hậu quả khôn lường

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.