Sửa nhà nâng tầng thật sự là một bài toán khó, bạn cần phải tìm hiểu, cũng như tính toán về cách sửa chữa và chi phí như thế nào cho phù hợp.
Trước khi sửa nhà, thì việc xem ngày lành tháng tốt để tiến hành việc sửa chữa là điều hầu như bất cứ gia chủ nào cũng làm.
Sửa chữa cải tạo lại không gian nhà ở cũng giống như việc xây lại một căn nhà mới – với nền móng đã có sẵn. Tuy nhiên việc “thay áo” cho không gian đã xuống cấp không phải là chuyện đơn giản. Đặc biệt là đối với những gia đình đang có ý định sửa nhà nâng tầng. Bạn cần chú ý những điều sau:
Kiểm tra hiện trạng: Khi quyết định nâng tầng cần xem xét hiện trạng nhà cũ để xem nền móng, cột chịu lực có đủ điều kiện để nâng tầng hay không. Tuyệt đối không phá bỏ cột hoặc dời cột. Bạn nên dùng bản vẽ kết cấu của nhà cũ và nhờ kiến trúc sư tính toán xem nền móng của chịu đủ lực cho phương án mới hay không.
Vẽ bản vẽ nâng tầng từ hiện trạng nhà cũ: Thiết kế bản vẽ mới sao cho không phá vỡ kết cấu cũ của ngôi nhà. Điều đó giúp bạn tiết kiệm chi phí
Cân đối tài chính: Sau khi có bản vễ thiết kế, bạn nên cân đối tài chính xem có phù hợp hay không, có nên cắt giảm phần nào không cần thiết để giảm chi phí hay không? Để biết được chi phí rõ ràng, bạn có thể nhờ bên thiết kế làm dự toán để tham khảo
Để việc sửa chữa nâng tầng dễ dàng hơn thì kết cấu cần vững chắc, do đó chúng ta phải tuân thủ đúng phương pháp và kỹ thuật thi công, sử dụng đúng vật tư và phụ gia liên kết.
2 công đoạn quan trọng nhất để tạo được kết cấu trong sửa nhà nâng tầng đó là:
Gia cố cột: Tuỳ theo việc bạn muốn nâng bao nhiêu tầng và hiện trạng căn nhà hiện tại, sẽ có những phương án thi công gia cố thích hợp. Trước tiên cột cũ sẽ được đập bỏ đi lớp hồ bên ngoài, sau khi làm sạch, tiến hàng khoan cấy thép và đai thép. Nếu cột nhỏ sika ground sẽ được sử dụng, đối với cột lớn sẽ đổ bê tông trực tiếp. Bắt buộc phải sử dụng phụ gia liên kết để kết nối 2 lớp bê tông này với nhau
Gia cố móng: Có khá nhiều cách để có thể gia cố móng, nhưng hiện nay phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là làm tăng tiết diện móng để tăng khả năng chịu lực. Sau khi nào mống rộng hơn, tiến hàng khoan cấy thép có tiết diện lớn vào đế móng, rồi đổ bên tông mới sao cho tiết diện và chi vi lớn hơn móng cũ.
Sau khi tiến hành thực hiện xong hai công đoạn này chúng ta tiến hành thi công phần nâng tầng mới bình thường như thiết kế nếu có.
Khi phân chia phòng ốc bạn cũng nên dựa trên nền cũ, bạn không nhất thiết lấy cột làm gia điểm để phân chia. Nên tạo nhiều luồng khí trung lưu để ngôi nhà không bị ngột ngạt, tạo cảm giác thông thoáng.