Cải tạo biệt thự có lợi ích hay hạn chế như thế nào cho gia đình bạn trong thời điểm kinh tế thị trường như hiện nay khi tất cả giá cả mọi mặt hàng đều leo thang, để biết rõ về điều này hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để chọn cho mình một cách tối ưu nhất để có được cho mình căn biệt thự như ý muốn.
Trong quá trình đô thị hóa nhanh như vũ bão tại các khu đô thị, thành phố lớn đâu đó người ta vẫn bắt gặp những ngôi nhà cũ kỹ, xuống cấp hoặc mới xây thô chưa hoàn thiện với hình thức kiến trúc lạc hậu, xấu xí cùng công năng bên trong thiều hợp lý, làm hạn chế nhu cầu sống tối thiểu của chủ nhà. Nhiều người đang loay hoay giữa việc cải tạo lại hoặc đâp đi xây mới. Để người dân có một quyết định chính xác hơn trong việc cải tạo nhà lô phố biệt thự cũ Kiến Tạo Việt xin đưa ra mốt số phân tích, nhận định và chia sẻ kinh nghiệm thiết kế kiến trúc – cải tạo nhà cũ cho mọi người tham khảo.
Một số lý do để thiết kế cải tạo lại kiến trúc và nội thất cho ngôi nhà cũ:
– Bạn đang sống trong một căn nhà cũ xây dựng cách đây hơn 20 năm và thấy không thoải mái, cần thêm thang máy?
– Bạn mới mua một ngôi nhà cũ và có ý định cải tạo lại và nâng thêm tầng cho phù hợp với nhu cầu gia đình bạn ?
– Ngôi nhà bạn đang ở không phù hợp phong thủy, nội thất trong nhà cần bố trí lại để may mắn hơn, cá tính hơn ?
– Ngôi nhà của bạn đang xuống cấp, nứt và thấm dột. Cầu thang quá dốc, thiếu ánh sáng và bị tụ khí độc, ẩm mốc ?
– Bạn có một ngôi nhà mới chỉ xây thô đã nhiều năm cần thiết kế mặt tiền và cải tạo lại công năng, thiết kế nội thất ?
– Bạn đang muốn cho thuê hoặc bán một phần ngôi nhà nhưng không muốn ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình ?
Tại sao bạn cần nghĩ tới việc cải tạo nhà – sửa cho nhà đẹp hơn:
Việc cải tạo biệt thự cũ giúp chúng ta tích kiệm được từ 50 đến 60% chi phí xây dựng thô ( Chi phí xây thô chiếm khoảng 30% đến 40% tổng chi phí xây dựng và hoàn thiện cho ngôi nhà ) bởi vì phần móng, cột, dầm, sàn nhà và tường bạn đã có, chỉ phải cải tạo cấy ghép ở một vài vị trí cần thay đổi do công năng được thiết kế lại. Nhiều người nghĩ rằng việc cải tạo nhà cũ bị hạn chế sáng tạo hoặc hạn chế không gian, khó làm đẹp và sang trọng, cách nghĩ này cần được thay đổi bởi với khoa học kỹ thuật và vật liệu mới giờ đây giúp người kiến trúc sư rất chủ động và thoải mái thiết kế tạo lên các không gian không tưởng và đầy sáng tạo dựa trên hệ kết cấu cũ của ngôi nhà. Việc cải tạo nhà lô phố-biệt thự cũ cũng giúp chúng ta tích kiệm được thời gian, tích kiệm được tiền bạc khi phải đi xin phép xây dựng và giải quyết tranh chấp với các nhà liên kề trong trường hợp lún nứt nhà lân cận. Khi cải tạo nhà dân bạn cần sử lý lại hệ thống cấp thoát nước và các vị trí thoát nước vệ sinh, nước trên trần nhà sao cho tránh nước đọng, ngấm vào các chân tường, khe tường giữa các nhà xung quanh để đảm bảo không có nước ngấm xuống dưới gây ẩm, mốc tường. Tổ chức hệ thống cửa hợp lý để lấy ánh sáng và thông gió tốt để đảm bảo sức khỏe và tránh khí độc tích tụ trong ngôi nhà đẹp.
Cải tạo nhà giá rẻ chia sẻ kinh nghiệm cải tạo nhà biệt thự-nhà lô phố cũ:
– Tìm hiểu các yếu tố về giao thông xung quanh, địa chất của ngôi nhà và lich sử của ngôi nhà. Khảo sát hệ kích thước, đặc điểm của móng, dầm, cột hiện trạng công trình. Với nhà khung chịu lực thì xác định vị trí các cột, dầm chính để có hướng cải tạo phù hợp. Với nhà kết cấu tường chịu lực thì khó hơn, cần có phương án chống đỡ hoặc cấy thêm dầm, cột sao cho không ảnh hướng tới liên kết cũ và có thể tham gia chịu lực khi chất tải thêm lên ngôi nhà.
– Sau khi khảo xát và phân tích hệ kết cấu nhà hiện trạng đưa ra phương án cải tạo nhà dân nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió đồng thời phù hợp. Đa phần khi cải tạo nhà cũ chúng ta thường chỉ thay đổi vị trí cầu thang bộ, thêm thang máy, giếng trời, khu vệ sinh và nâng thêm tầng do đó không được phép phá hủy cột chịu lực cũ và bóc bớt tường 220 vì có thể tường cũng tham gia chịu lực cùng cột bê tông. Trong trường hợp nâng tầng cần cấy thêm cột đỡ nhằm giảm tải phần xây dựng mới lên hệ kết cấu cũ. Với nhà xây tường chịu lực thì cần bổ xung dầm quây trên trần của nhà hiện trạng nhằm tăng độ cứng của ngôi nhà trước khi nâng thêm tầng mới. Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn mới vào dầm và sàn cũ chúng ta cần phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới ( khi phá sàn cũ cần giữ lại thép cũ để nối thép sàn hoặc dầm ). Tại vị trí đầu nối trước khi đổ bê tông phải làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối rồi sau đó đổ vào một lớp hồ xi măng nguyên chất để nhằm tăng khả năng bám dính của bê tông cũ và mới với nhau (trước khi đổ bê tông phải dùng nước sạch đánh rửa các vị trí đầu nối , mạch liên kết bê tông cũ và mới). Ở một vài vị trí đua con sơn ( cấy dầm và sàn mới đua ra để tận dụng thêm diện tích sử dụng ) các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép phía dưới dầm cũ. Phía trên dầm cũ thì lên đục phá bỏ bằng tay ( nhằm không làm hỏng cấu kiện bê tông đang ổng định ) để làm lộ các thanh thép trên của dầm ra và hàn nối thép. Biện pháp này đòi hỏi phải dùng keo bê tông đặc chủng và thợ khoan nối bê tông chuyên nghiệp sử lý ( khoảng 520.000 cho một vị trí khoan nối thép dầm con sơn )
– Ngoài ra cũng cần quan tâm sử lý một số hiện tượng xuống cấp của nhà cũ như chân tường thấm ngược gây mốc chân tường, võng sàn gây nứt sàn, nứt tường do tụt chân móng hoặc nứt cổ trần…Cách sử lý các hiện tượng :
+ Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: Do quá trình sử dụng lâu năm đồng thời khi xử lý xây tường ban công, tường chắn mái… thợ thi công thường không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược đồng thời không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà do đó khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước tại các vị trí chân tường. Khi nắng lên, nhiệt độ môi trường thay đổi lớn, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh mẽ ở vị trí chân tường gây nứt cổ trần. Để xử lý hiện tượng này các bạn cần phải sử dụng xử lý lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ 1 phần phía ngoài rồi trát lại bằng một lớp xi măng mác cao đồng thời xây vát góc tránh đọng nước vị trí chân tường giao giữa tường và trần nhà.
+ Chân tường tầng 1 ta có thể dùng biện pháp bóc bỏ tất cả các lớp vừa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng mạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt chân sàn nhà, trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 900mm so với cốt sàn nhà (bạn có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường).
+ Xử lý vấn đề võng sàn và nứt sàn : trong quá trình sử dụng chủ nhà thường hay tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng do đó thường xây tường trực tiếp lên sàn các tầng đó theo thời gian các sàn sẽ võng vì bị một lực lên tập chung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây hiện tượng võng sàn,(gây thấm dột bong vữa trần). Để xử lý hiện tượng này các bạn nên phá dỡ những bức tường xây sai qui định (xây trên sàn mà không có dầm). Để có thể xây tường lên sàn của bạn cần phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ trước đó, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.